Trịnh Sâm
Trịnh Sâm

Trịnh Sâm

Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm[1] (chữ Hán: 靖都王鄭森, 9 tháng 2 năm 173913 tháng 9 năm 1782), thụy hiệu Thánh Tổ Thịnh vương (聖祖盛王), là vị chúa thứ 8 của vương tộc Trịnh cầm quyền ở miền Bắc Đại Việt thời Lê Trung hưng, cai trị từ năm 1767 đến khi qua đời. Ông quê gốc làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, Việt Nam.Từ nhỏ ông đã được ăn học tử tế và có được trí thông minh, quyết đoán hơn người. Năm 1767, sau khi cha qua đời, Trịnh Sâm lên nối ngôi. Trong những năm đầu cai trị, ông chính thức hoàn thành công cuộc đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân, sửa sang nền chính trị và tiến hành nam chinh, thu được đất Thuận Hóa; bên trong tiếp tục hiếp chế vua Lê, giết chết thái tử Duy Vĩ.Từ sau năm 1775, Trịnh Sâm ngày càng sa vào tửu sắc, chính trị suy bại, cuộc sống người dân trở nên cơ cực. Ông sủng ái Tuyên phi Đặng Thị Huệ và quận Huy Hoàng Đình Bảo; đến năm 1780, Thế tử Trịnh Tông nổi loạn nên bị phế truất, con Tuyên phi là Trịnh Cán mới 4 tuổi được lập làm Thế tử. Trịnh Sâm sau đó cũng mắc bệnh và qua đời năm 1782, Trịnh Cán lên nối ngôi; họ Trịnh ngày càng lún sâu vào con đường suy sụp.Nhìn chung, cuộc đời Trịnh Sâm có những nét rất giống với Nguyễn Phúc Khoát - chúa Nguyễn cùng thời với ông: Cả hai khi còn trẻ đều có tài, nhưng về già thì ngày càng sa vào tửu sắc, bỏ bê triều chính khiến quyền thần làm loạn, sau khi mất thì đời chúa kế tiếp cũng đều là trẻ nhỏ còn non dại. Kết quả là cơ nghiệp của 2 họ Trịnh - Nguyễn đều sụp đổ ở đời chúa kế tiếp 2 người này.

Trịnh Sâm

Kế nhiệm Trịnh Cán
Thân mẫu Nguyễn Thị Ngọc Diễm
Thời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786)
Tên thậtThụy hiệuMiếu hiệu
Tên thật
Trịnh Sâm (鄭森)
Thụy hiệu
Thịnh vương (盛王)
Miếu hiệu
Thánh Tổ (聖祖)
Tiền nhiệm Trịnh Doanh
Thê thiếp Dương Thị Ngọc Hoan
Đặng Thị Huệ
Hậu duệHậu duệ
Hậu duệ
Trị vì 17671782
Tước hiệu Tĩnh Đô vương (靖都王)
Sinh (1739-02-09)9 tháng 2, 1739
Mất 13 tháng 9, 1782(1782-09-13) (43 tuổi)
Đông Kinh, Đàng Ngoài, Đại Việt
Hoàng tộc Chúa Trịnh
Thân phụ Trịnh Doanh